Nở đạn kim loại
Nở đạn trong xây dựng là một loại vật tư kim khí có vai trò hỗ trợ cho các vật liệu khác thi công được chắc chắn và an toàn. Một nửa của nở đạn được chia thành 4 bộ phận giúp nó dễ dàng bám chặt vào bề mặt cấu trúc, một nửa còn lại chứa ren để liên kết với các thiết bị khác như, ty treo trần, đai treo ống, bu lông,…
Sau đây mời quý khách hàng cùng 3DS Việt Nam tìm hiểu kĩ hơn về loại vật tư thiết yếu này:
1. Định nghĩa về nở đạn
Nở đạn có tên tiếng Anh là Drop In Anchor là một chi tiết bằng thép hình ống, thân tròn, được tiện ren một nửa và có đường kính lỗ từ M6-M16, phục vụ cho nhiều mục đích thi công khác nhau. Để liên kết một hệ thống nào đó với trần bê tông thông qua nở đạn, người ta cần khoan lên trần 1 lỗ có đường kính phù hợp với kích thước của nở đạn và đóng nó vào lỗ khoan, cuối cùng là lắp ty ren để treo hệ thống.
Nở đạn còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Nở đóng, tắc kê nở, bu lông nở, tắc kê sắt, tắc kê đạn,…
2. Nở đạn được thiết kế ra sao?
Nở đạn có 4 thành phần chính đó là:
– Phần đầu nở đạn: bên trong được tiện ren để giúp nở đạn kết hợp với bu lông hoặc ty ren một cách dễ dàng.
– Thân nở đạn: thân nở đạn hình trụ rỗng, bên ngoài chứa các thông số cơ bản về sản phẩm.
– Áo nở: phần này được thiết kế với các đường gân giúp tăng ma sát giữa nở đạn với trần bê tông để tạo ra lực kéo lớn nhất.
– Đạn nở: có cấu tạo gần giống hình viên đạn, nằm bên trong áo nở. Khi xiết thanh ren hoặc bu lông, phần đạn nở chịu lực đẩy sẽ di chuyển sâu vào trần bê tông, kích thích áo nở xòe ra để ép sát vào trần bê tông, tạo ra liên kết chắc chắn
3. Bảng thông số kĩ thuật của Nở đạn
Thông số kĩ thuật của Nở đạn được tiêu chuẩn hóa với việc sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn. Điều này sẽ giúp giảm đến mức tối đa giá thành của Nở đạn.
Tên sản phẩm |
Đường kính trong |
Đường kính ngoài |
Chiều dài ren |
Lực phá hủy |
Độ dài |
Nở đạn M6 |
6 |
8.0 |
10 |
< 7.38 |
25 |
Nở đạn M8 |
8 |
10.0 |
14.0 |
<11,27 |
30 |
Nở đạn M10 |
10 |
12.0 |
15.0 |
<24.3 |
40 |
Nở đạn M12 |
12 |
16.0 |
20.0 |
<28.7 |
50 |
Nở đạn M16 |
16 |
20.0 |
25.0 |
<49.7 |
60 |
– Màu sắc nở đạn: màu trắng
– Tiêu chuẩn ren: ren hệ mét
– Bề mặt: mạ kẽm nhúng nóng, mạ kẽm điện phân (mạ kẽm giúp tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho vật liệu)
– Vật liệu sản xuất: thép carbon, inox. Các mác thép inox dùng để chế tạo Nở đạn:
+ Inox 201: có tín chất là độ cứng cao, chịu lực tốt nhưng dễ bị hoen gỉ, chỉ nên sử dụng ở vị trí khô ráo ít bị ăn mòn.
+ Inox 304: là loại phổ biến nhất bởi ưu điểm chịu lực dẻo dai, sáng đẹp và chống ăn mòn hóa học rất tốt.
+ Inox 316: loại inox này sở hữu những ưu điểm của inox 304 nhưng nhấn mạnh khả năng chống ăn mòn vượt trội khi tiếp xúc trực tiếp với nước biển và các hóa chất ăn mòn.
+ Inox 316L: Khi khả năng chống ăn mòn hóa học được ưu tiên lên hàng đầu, người ta sẽ sử dụng nở đạn inox 316L bởi nó được đánh giá cao hơn các mác thép khác về tính bảo vệ bề mặt.
4. Phân loại nở đạn
Có một vài cách phân loại Nở đạn, trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến 3 cách cơ bản sau:
– Dựa vào tiêu chuẩn sản xuất ren bên trong nở đạn, có thể phân làm 2 loại là nở đạn có ren hệ inch và nở đạn có ren hệ mét. Trong đó, ren hệ mét là tiêu chuẩn ren phổ biến tại Việt Nam.
– Dựa vào nguyên liệu sản xuất, nở đạn có 2 loại sau:
+ Nở đạn làm từ thép carbon: là loại nở đạn thông dụng nhờ khả năng chịu lực tốt và giá thành hợp lý.
+ Nở đạn làm từ inox: hình thức bóng đẹp, khả năng chống ăn mòn tốt hơn nở đạn thép carbon. Chính vì ưu điểm này mà nở đạn inox sẽ có giá thành đắt hơn.
– Dựa vào kích thước, nở đạn có các loại sau (đây cũng chính là các loại nở đạn đang phân phối tại Vật tư phụ 3DS):
+ Nở Đạn EG M6 + Nở đạn KD M6
+ Nở Đạn EG M8 + Nở đạn KD M8
+ Nở Đạn EG M10 + Nở đạn KD M10
+ Nở Đạn EG M12 + Nở đạn KD M12
+ Nở Đạn EG M16
5. Nở đạn làm việc theo nguyên lý nào?
Có thể mô tả nguyên lý làm việc của nở đạn như sau: Sau khi nở đạn được đóng vào lỗ khoan trên tường hoặc trần bê tông, lực ma sát giữa tường hoặc trần bê tông với nở đạn không đủ để liên kết một kết cấu. Tuy nhiên với thiết kế đặc biệt, khi siết bu lông hoặc thanh ren vào nở đạn, càng siết sâu thì phần áo nở càng giãn ra, ép sát trần bê tông và tạo ra lực ma sát lớn. Từ đó, chúng ta sẽ tận dụng ma sát này để có thể dễ dàng cố định kết cấu cần thi công. Tất nhiên, để tạo ra sự cân bằng cũng như giúp cho lực liên kết được bền vững, chúng ta có thể sử dụng đến nhiều chiếc nở đạn cho một quá trình liên kết.
6. Ứng dụng của nở đạn trong thực tiễn
Hiện nay, nở đạn là sản phẩm thiết yếu trong quá trình neo cấy một kết cấu vào tường, dầm hoặc trần bê tông. Các hạng mục thi công của nở đạn:
– Treo hệ thống đường ống: đường ống nước, ống thống khí, thông gió, ống hút mùi, đường ống điều hòa, cứu hỏa,…
– Treo hệ thống máng cáp dây trong đường hầm tại các tòa nhà, khu chung cư,…
– Treo hệ thống trang trí nội thất trong sảnh trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa, hội nghị,…
– Thi công hệ thống trang trí trần thạch cao
– Làm giá đỡ máy móc cho nhà kết cấu thép, khu công nghiệp, nhà xưởng,…
– Lắp đặt máng cáp điện, lan can, bảng hiệu, cầu thang hoặc pát treo khung xương trần giả,..
Nói chung, nở đạn đóng vai trò là giá đỡ an toàn cho các thiết bị và hệ thống kĩ thuật của công trình. Nó không chỉ sử dụng cho công trình dân dụng mà còn cho các công trình công nghiệp, đóng tàu, xây dựng cảng biển,…
7. Nở đạn có ưu điểm gì?
Nở đạn với thiết kế thông minh có thể kết hợp được với bất kỳ loại thanh ren, vít ren và bu lông lục giác nào. Khi thi công, nở đạn phẳng với bề mặt vật liệu nền giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cao và không gây vướng khi tháo bản mã.
Khi đã đủ lực nở, mũi đục lắp đặt sẽ in dấu lên miệng nở đạn nên việc nhận biết trực giác độ giãn nở được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nở đạn còn có ưu điểm là độ sâu neo cạn, lỗ khoan vì thế mà nông hơn, tránh được rủi ro đụng thép.
8. Các bước thi công nở đạn
– Bước 1: Khoan lỗ trên trần, tường hoặc nền bê tông. Cần chọn mũi khoan và nở đạn phù hợp. Thực hiện khoan lỗ theo đường kính ngoài của nở đạn để liên kết chịu lực được tốt nhất (chiều sâu thường bằng 1,5-2 lần chiều dài nở đạn).
– Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ lỗ khoan để nở đạn bám chặt vào cấu trúc.
– Bước 3: Đóng nở đạn vào lỗ khoan sao cho nở đạn bằng với mặt phẳng nền hoặc toàn bộ nở đạn chìm vào trần bê tông. Chú ý phần ren phải hướng ra ngoài để bắt ren với các thiết bị khác.
– Bước 4: Dùng lực đóng cho nở đạn bám chặt vào tường, dầm, nền bê tông
– Bước 5: Xiết thanh ren hoặc bu lông vào nở đạn sao cho lực ma sát giữa nở đạn với nền bê tông đảm bảo lực kéo tốt nhất.
– Bước 6: Cố định thiết bị cần liên kết vào thanh ren hoặc bu lông.
Các bước thi công nở đạn nêu trên phải được tiến hành theo đúng trình tự. Quý khách không được lắp bu lông hay thanh ren vào nở đạn trước rồi mới đóng lên trần. Cách thi công này rất dễ dẫn đến tình trạng tụt và vỡ ren, khiến thanh ren không còn khả năng chịu tải. Hậu quả cuối cùng có thể gây ra hiện tượng sập mái nhà, sập dàn máy,…ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và gây thiệt hại cho công trình thi công.
9. Giá của Nở đạn
Giá nở đạn hay bất cứ sản phẩm vật tư nào của 3DS cũng được quyết định bởi các yếu tố sau:
– Vật liệu sản xuất: Nở đạn inox sẽ có giá cao hơn nở đạn thép carbon. Trong các loại nở đạn inox lại có sự chênh lệch về giá giữa các mác thép.
– Quy cách và kích thước: Kích thước lớn sẽ cần nhiều phôi để chế tạo nên giá thành sẽ đắt hơn.
– Số lượng: giá của nở đạn còn tùy thuộc vào số lượng đặt hàng của quý khách và các yêu cầu phát sinh khác nếu có.
Với những thông tin về Nở đạn mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hi vọng quý khách hàng sẽ nắm rõ hơn về sản phẩm và lựa chọn cho mình loại nở đạn phù hợp, không chỉ phù hợp về khả năng chịu tải mà còn tối ưu nhất về điều kiện kinh tế. Đây cũng là băn khoăn của không ít nhà đầu tư và kĩ sư xây dựng khi lựa chọn vật tư phụ trợ cho công trình.
BẢNG BÁO GIÁ ỐNG NHỰA UPVC TIỀN PHONG
Bảng giá ống uPVC Tiền Phong 01.01.2023THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công ty cổ phần Ống Nhựa Miền Bắc
Địa chỉ: Số 40/20 phố Ngụy Như Kon Tum – P. Nhân Chính – Q. Thanh Xuân – TP. Hà Nội
Mobile: 0936009839 – 0913009839
Zalo: 0967009839 – 0936009839 – 0913009839
Email: ongnhuamienbac@gmail.com